* Lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng cùng các tượng binh mă
Di sản thế giới UNESCO
Quốc gia Trung Quốc
Dạng Văn hóa
Lịch sử công nhận
Công nhận 1987 (Kỳ họp thứ 11)
* Dịch từ tên chính thức trên danh sách Di sản thế
giới.
† Vùng được UNESCO phân loại chính thức.
Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng nằm ở phía Bắc núi Ly Sơn
(骊山) thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc),
cách Tây An 50 km về phía Đông.
Đặc điểm
Bên trên mộ bao bọc bởi một lớp đất đắp nổi cao 76
m, từ Nam đến Bắc dài 350 m, từ Tây sang Đông rộng
354 m. Trên mặt đất chung quanh lăng c̣n có hai lớp
tường thành, diện tích thành bên ngoài là 2 km² có
cửa. Giữa hai lớp thành có các giác lâu, cung tẩm,
chùa chiền, nhà ở… Bên dưới mặt đất là địa cung h́nh
chữ nhật, dài 460 m từ Nam sang Bắc, rộng 392 m từ
Tây sang Đông, bốn phía có tường bao bọc. Tường bao
cao 27 m, dày 4 m, bốn phía đều có cửa. Tổng diện
tích địa cung là 18 vạn m².
Từ trên xuống dưới có ba tầng: trên cùng là ngoại
cung, tiếp theo là nội cung và sau cùng là tẩm cung.
Diện tích tẩm cung khoảng 2 vạn m². Trong tẩm cung
phát hiện nồng độ thủy ngân cao hơn mức b́nh thường
280 lần. Ngoài địa cung, gần khu vực có lớp đất bao
bọc bên trên phát hiện thấy 300 đường hầm bồi táng (chôn
kèm theo xác) với trên 5 vạn cổ vật quan trọng. Bộ
Sử kí của sử gia thời Tây Hán – Tư Mă Thiên – thuật
lại việc xây lăng mộ Tần Thủy Hoàng như sau: “Khi
Thủy Hoàng mới lên ngôi đă sai đào núi Ly Sơn. Đến
khi thôn tính được thiên hạ th́ dời 70 vạn người
trong thiên hạ đến xây lăng mộ, đào ba con suối, ở
dưới đổ đồng và đưa quách vào. Đem những đồ quư báu
của các cung, của trăm quan xuống cất đầy ở dưới.
Lại sai thợ làm máy bắn tên hễ có ai đào đến gần th́
bắn ra. Sai lấy thủy ngân làm một trăm con sông,
Trường Giang, Hoàng Hà và biển lớn. Các máy móc làm
cho nước sông và biển chảy vào nhau. Ở trên có đủ
thiên văn, ở dưới có đủ địa lư, lấy đầu cá nhân ngư
để thắp đuốc, trù tính thế nào để cháy lâu không tắt.”
Sau khi chôn cất xong, có người nói: “Những người
thợ làm máy và cất giấu đều biết chỗ cất giấu, thế
nào họ cũng tiết lộ việc lớn”. Cho nên sau khi cất
giấu xong, Tần Nhị Thế (con trai Tần Thủy Hoàng) sai
đóng đường hầm đi đến huyệt và cửa ngoài hầm. Những
người thợ và người cất giấu không làm sao thoát ra
được. Rồi sai trồng cây, trồng cỏ lên trên ngụy
trang thành cái núi.
[sửa] Công việc khai quật
Năm 1974, một phần hầm mộ được khai quật. Đầu tiên
là đường hầm Binh mă dũng số 1. Các nhà khảo cổ ước
lượng có đến 8000 tượng đất sét gồm có quan văn,
quan vơ, binh lính và ngựa. Năm 1994 tiếp tục khai
quật đường hầm số 2. Đây được coi là “tinh hoa trong
tinh hoa” của Binh mă dũng, chứa đựng trận thế kị
binh và các cung thủ với các tư thế bắn tạo h́nh
phong phú, tính nghệ thuật cao.
Một phần của bộ sưu tập tượng đất sét nung trong
mộTuy nhiên việc khai quật lăng mộ gặp rất nhiều khó
khăn: vượt qua lớp thủy ngân bao bọc (nồng độ cực kỳ
lớn), phải di chuyển một khối lượng đất khổng lồ,
mực nước ngầm dưới ḷng đất khá cao. Quan trọng nhất
là việc bảo quản các văn vật được đào lên. Các tượng
binh mă khi vừa đào lên th́ có màu sắc riêng biệt,
sau thời gian đều bị phai nhạt hết. V́ vậy bảo quản
bằng phương pháp “đông khô” để tránh nứt, vỡ, phai
màu. Hiện vật đào lên được đưa ngay vào hầm lạnh -40
độ C để tạo lớp băng mỏng bao bọc, sau đó bảo quản
lâu dài trong kho chứa. Trước khi khai quật không
quên dựng một nhà bảo quản khổng lồ bao toàn bộ khu
lăng mộ. V́ vậy muốn khai quật toàn bộ khu lăng mộ
th́ phải tốn hàng trăm triệu đôla Mỹ. Cuộc khai quật
thường tiến hành trong nhiều năm. Những hiện vật
phát hiện được là những tư liệu quư về lịch sử Trung
Quốc cổ đại.